skip to Main Content

6 Điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp cập nhật năm 2023

09/01/20236 minute read
Những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp bạn cần phải tiếp tục hoàn tất những thủ tục sau để hoàn thiện pháp lý cũng như tránh bị xử phạt. Vậy những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới gồm những gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng khởi sự nhé!

1. Hoàn thiện các thủ tục đối với ngành nghề có điều kiện như giấy phép, chứng chỉ, vốn

Sau khi được cấp đăng kinh kinh doanh, một số ngành kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải bổ sung một số giấy phép kinh doanh khác hay còn gọi là giấy phép con trước khi hoạt động như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định.

Vậy trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động chúng ta cần lưu ý tìm hiểu kỹ lĩnh vực hoạt động của mình có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không để bổ sung giấy phép con kịp thời theo yêu cầu của pháp luật.

2. Đăng công bố thông tin thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các thông tin cơ bản cần công bố như Tên của doanh nghiệp, mã số thuế, địa chị trụ sở chính, ngày thành lập…

Thời gian bố cáo thông tin doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai. Chi phí đăng bố cáo doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.

3. Treo bảng hiệu tại Địa chỉ trụ sở kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Biển hiệu phải thể hiện các thông tin đúng với giấy phép đăng ký kinh doanh như tên, địa chỉ, mã số thuế.

>>Xem thêm Doanh nghiệp mới thành lập có cần gắn biển hiệu tên công ty?

4. Mua chữ ký số

Hiện tại không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải dùng chữ ký số, tuy nhiên với việc các giao dịch điện tử đã trở nên phổ biến đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại hầu hết các địa bàn đều yều cầu kê khai và nộp thuế điện tử thì việc sử dụng chữ kỹ số là điều bắt buộc.

Mua chữ ký số sau khi thành lập doanh nghiệp
Mua chữ ký số sau khi thành lập doanh nghiệp

5. Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế định kỳ nộp hàng năm, đối với các doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 sẽ được miễn thuế môn bài. Mức đóng thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ ghi trong đăng ký kinh doanh. Mức đóng cụ thể như sau:

Nộp thuế môn bài sau khi thành lập công ty
Nộp thuế môn bài sau khi thành lập công ty
  • VĐL > 10 tỷ: 3.000.000 đồng/Năm

  • VĐL <= 10 tỷ: 2.000.000 đồng/Năm

  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/Năm

6. Mở tài khoản ngân hàng

Pháp luật không quy định doanh nghiệp bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên với hơn 90% cơ quan thuế quy định doanh nghiệp phải nộp thuế điện tử thì việc mở tài khoản ngân hàng là không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó theo quy định của cơ quan thuế các giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên đều phải thực hiện chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng.

Mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay theo quy định mới nhất doanh nghiệp sau khi mở tài khoản ngân hàng sẽ không phải đăng ký với cơ quan thuế và thông báo với sở kế hoạch đầu tư.

>> Xem thêm Năm 2023 có cần thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, sở KHĐT

Chia sẻ Bài viết

1 phản hồi

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] >>Xem thêm 6 Điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp cập nhật năm 2023 […]

Back To Top
0973999949
Liên hệ