skip to Main Content

Công ty hợp danh và những điều ít biết về loại hình doanh nghiệp này

05/08/20238 phút đọc
Công ty hợp danh và Những điều ít biết về loại hình doanh nghiệp này

Công ty hợp danh là một trong 5 loại hình doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai cá nhân cùng góp vốn và danh nghĩa của bản thân để hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các hoạt động kinh doanh.

Loại hình Công ty Hợp Danh Là Gì

Công ty hợp danh là loại hình công ty mà các thành viên cùng nhau thực hiện hoạt động thương mại dưới một tên chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tất cả khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh hay còn có tên gọi khác là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.

Có lẽ các bạn chưa biết, công ty hợp danh là loại hình ra đời sớm nhất, vì khi con người biết kinh doanh thương mại thì có lẽ lúc ban đầu họ hoạt động đơn lẻ. Về sau khi nhu cầu cần phải hợp tác thì các cá nhân đã lựa chọn những người thân, quen và phải thật tin tưởng để cùng nhau kinh doanh.

Việc thành lập công ty hợp danh dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên với nhau. Thông thường hợp đồng thành lập được lập thành vãn bản, tuy nhiên theo quy định của luật là không bắt buộc mà có thể bằng các hình thức khác. Trong họp đồng, điều quan trọng nhất là sự thoả thuận về trách nhiệm của các thành viên.

Một công ty hợp danh sẽ được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên thoả thuận, cam kết với nhau cùng chịu trách nhiệm liên đới vô hạn đối với mọi nghĩa vụ nợ của công ty.

 Loại hình công ty hợp danh là gì?
Loại hình công ty hợp danh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh được định nghĩa là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất hai thành viên sở hữu chung công ty, cùng nhau hợp tác kinh doanh dưới một tên chung (hay còn gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh như đã nêu, công ty có thể có them các thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Đối với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phần vốn đã góp vào công ty.

+ Công ty hợp danh bắt đầu có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh không được huy động vốn bằng việc phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Những Lưu Ý Khi Lựa Chọn Loại Hình Công Ty Hợp Danh

1,  Công ty hợp danh là công ty đối nhân, mỗi thành viên trong trong đó đều có phần của mình trong công ty tương ứng với phần vốn góp của họ. Phần vốn góp của các thành viên trong Công ty hợp danh có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau và có đặc điểm là không có quyền được tự do chuyển nhượng.

2, Công ty hợp danh khi thành lập phải tiền hành hoạt động dưới một hãng chung, dù vậy các thành viên đều có tư cách thương nhân và cần phải có năng lực cần thiết, các thành viên phải ghi tên vào danh bạ thương mại. Khi công ty hợp danh phá sản thì các thành viên sẽ cũng bị phá sản thương nhân.

Những lưu ý khi lựa chọn loại hình công ty hợp danh
Những lưu ý khi lựa chọn loại hình công ty hợp danh

3,  Trong công ty hợp danh:

– Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp vì thế chủ nợ có quyền đòi bất kì thành viên nào với toàn bộ số tiền nợ.

– Trách nhiệm này sẽ không thể bị giới hạn hay phát sinh ngoại lệ đối với bất kì thành viên hợp danh nào. Nêu giữa các thành viên có thoả thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyên sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.

– Không có sự phân biệt một cách rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân trong công ty hợp danh. Sự phân định quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất mong manh và nhìn chung khó kiểm soát. Chính vì vậy, rủi ro và nguy hiểm đối với các thành viên hợp danh là vô cùng lớn.

– Công ty hơp danh dễ được ngân hàng cho vay vốn hoặc hoãn nợ, bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn của nó so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Tổ chức có quyền được là thành viên của công ty hợp danh?

Tổ chức có được là thành viên công ty hợp danh không
Tổ chức có được là thành viên công ty hợp danh không

Căn cứ Điều 177 của Luật doanh nghiệp ban hành năm 2020 quy định:

Điều 177. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là loai hình doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất hai thành viên cùng làm chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung và được gọi là thành viên hợp danh. Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty hoàn toàn có thể có thêm thành viên góp vốn khác.

b) Thành viên hợp danh của công ty phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mỗi cá nhân về các nghĩa vụ của công ty sau khi thành lập.

Qua đó chúng ta có thể thấy tổ chức không thể là thành viên của công ty hợp danh

Chia sẻ Bài viết

Không có phản hồi
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back To Top
Mục Lục
0973999949
Liên hệ