Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, cùng với các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam mang đến nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty xuất nhập khẩu không phải là điều đơn giản, đòi hỏi các doanh nhân cần hiểu rõ về quy trình pháp lý, thủ tục hành chính cũng như các yếu tố thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và chi tiết nhất để bạn có thể tự tin bắt đầu hành trình kinh doanh tại lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Khái niệm xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu, còn được gọi là ngoại thương, là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Hoạt động này diễn ra thông qua việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới, với mục tiêu tạo ra cầu nối thương mại, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty Xuất nhập khẩu
Theo khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh.
Do đó, công ty xuất nhập khẩu cũng là một loại hình doanh nghiệp, có tên riêng, tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Công ty này có thể tồn tại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh, với mục đích kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động chính của một công ty xuất nhập khẩu thông thường sẽ bao gồm:
1, Tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp và nhà sản xuất hàng hóa ở nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường quốc tế để tìm kiếm các nhà cung cấp và nhà sản xuất phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác quốc tế.
2, Xúc tiến thương mại và tìm kiếm khách hàng xuất khẩu.
Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và các sự kiện xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty.Sử dụng các kênh truyền thông và marketing để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng quốc tế.
3, Thực hiện thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Chuẩn bị và nộp các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Đảm bảo hàng hóa được thông quan một cách nhanh chóng và hiệu quả.
4, Vận chuyển, bảo quản, lưu kho và giao nhận hàng hóa.
Lựa chọn các phương thức vận chuyển phù hợp (đường biển, đường hàng không, đường bộ) để vận chuyển hàng hóa quốc tế. Bảo quản và lưu kho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tổ chức giao nhận hàng hóa từ cảng đến khách hàng.
5, Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và môi giới.
- Hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm các hình thức thanh toán quốc tế như thư tín dụng (L/C), chuyển tiền (T/T), nhờ thu (D/P).
- Hợp tác với các ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Cung cấp dịch vụ môi giới cho các doanh nghiệp muốn xuất nhập khẩu hàng hóa.
Như vậy, công ty xuất nhập khẩu là một loại hình doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu.
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Các điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu mới nhất cụ thể như sau:
Điều kiện thương nhân
- Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu phải là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình hoặc hợp tác xã và phải có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, cũng như các quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan.
Điều kiện hàng hóa xuất nhập khẩu
- Hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép hoặc theo điều kiện tại phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP, phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền kèm theo trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm phải được kiểm tra và chấp thuận bởi các cơ quan chức năng trước khi xuất nhập khẩu.
Điều kiện vốn
- Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty xuất nhập khẩu, do đó, số vốn này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Một số ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ hoặc vốn pháp định (như bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm…), và mức tối thiểu của vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo quy định. Vốn điều lệ của công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc với các loại vốn khác.
Các điều kiện khác
Tên công ty phải tuân thủ các nguyên tắc chung khi thành lập công ty theo các Điều 37, 38, 39, 40, 41 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
- Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không sử dụng cụm từ của các cơ quan đoàn thể nhà nước để đặt tên cho công ty.
Trụ sở công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, bao gồm:
- Trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp, xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Địa chỉ phải rõ ràng: số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Không đặt trụ sở tại căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
1, Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/hộ chiếu) của các thành viên, cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2, Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau khi nộp hồ sơ, nhận Giấy biên nhận từ Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Có thể nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
3, Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 3 -5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
>>Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất năm 2024
This Post Has 0 Comments