Skip to content

Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất năm 2024

Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH Mới Nhất

Thành lập công ty TNHH là lựa chọn phù hợp cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc những doanh nghiệp muốn có cấu trúc bộ máy quản lý đơn giản. Các thành viên của công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Có 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là:

  • Công ty TNHH Một thành viên chỉ có một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu.
  • Công ty TNHH Hai thành viên trở lên sẽ có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập.

>>So sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay

>>Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng 2024

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Thủ tục thành lập Công ty TNHH Một thành viên sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ Thành lập Công ty

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty (CMND/CCCD/Hộ chiếu).
  • Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu).

Bước 2: Nộp Hồ sơ Đăng ký Thành lập

  • Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 3: Nhận Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc.

Bước 4: Công bố Nội dung Đăng ký Doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc Dấu

  • Công ty tiến hành khắc dấu công ty.
  • Sau khi có mẫu dấu, công ty thực hiện thông báo mẫu dấu lên Phòng Đăng ký kinh doanh và đăng tải công khai mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu).

Bước 6: Mở Tài khoản Ngân hàng

  • Công ty mở tài khoản ngân hàng
  • Các doanh nghiệp, tổ chức không cần thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế quản lý từ ngày 01/05/2021
Mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập công ty TNHH
Mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập công ty

Bước 7: Đăng ký Mua Chữ ký Số

Công ty cần đăng ký mua chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan…

Bước 8: Nộp Tờ khai Thuế Môn Bài

Công ty nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Hiện nay doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn kê khai và nộp thuế môn bài năm đầu tiên).

Bước 9: Đăng ký Lao động và Bảo hiểm Xã hội

Nếu công ty có lao động, cần đăng ký sử dụng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Thủ tục thành lập Công ty 2 thành viên trở lên có quy trình tương tự như thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt về hồ sơ thành lập và điều lệ như sau:

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên (CMND/CCCD/Hộ chiếu) hoặc giấy tờ chứng thực của tổ chức (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
  • Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên).

Điều lệ công ty

Điều lệ của Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có một số điểm khác nhau cơ bản do sự khác biệt về cấu trúc sở hữu và quản lý.

Điều lệ Công ty TNHH một thành viên

Mục Chủ sở hữu công ty là Thông tin cá nhân hoặc tổ chức của chủ sở hữu công ty.

Mục Cơ cấu tổ chức quản lý công ty:

  • Quy định về chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc.
  • Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

Điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên

Mục Chủ sở hữu bao gồm danh sách thành viên:

  • Thông tin cá nhân hoặc tổ chức của các thành viên góp vốn.
  • Quy định về phần vốn góp của từng thành viên và tỷ lệ sở hữu vốn góp.

Mục Cơ cấu tổ chức quản lý công ty:

  • Quy định về Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Quy định về quyền và nghĩa vụ của từng thành viên và cách thức tổ chức quản lý công ty.

Mục Nguyên tắc hoạt động và quản lý công ty:

  • Quy định về cách thức thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên.

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn

Số vốn cần để thành lập công ty TNHH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động và yêu cầu của pháp luật về vốn pháp định đối với từng ngành nghề cụ thể.

Ví dụ:

  • Công ty TNHH Một thành viên trong ngành dịch vụ tư vấn có thể đăng ký mức vốn điều lệ từ 100 triệu đến 500 triệu đồng, tùy theo quy mô và kế hoạch kinh doanh.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong ngành sản xuất có thể đăng ký mức vốn điều lệ từ 1 tỷ đến vài chục tỷ đồng, tùy theo quy mô nhà xưởng, máy móc thiết bị và kế hoạch sản xuất.

Luật Doanh nghiệp hiện nay không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa cho công ty TNHH, trừ một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định (mức vốn tối thiểu).

Ví dụ:

  • Ngân hàng thương mại: Vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng.
  • Công ty bảo hiểm: Vốn pháp định từ 300 đến 1.000 tỷ đồng, tùy loại hình bảo hiểm.
  • Kinh doanh bất động sản: Vốn pháp định là 20 tỷ đồng.
  • Dịch vụ bảo vệ: Vốn pháp định là 2 tỷ đồng.
  • Công ty chứng khoán: Vốn pháp định từ 25 đến 165 tỷ đồng, tùy loại hình dịch vụ chứng khoán.

Lưu ý:

  • Các thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu không góp đủ vốn trong thời hạn này, công ty phải điều chỉnh lại vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp.

>> Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Nếu bạn thuê các đơn vi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Chi phí thành lập công ty TNHH một thành viên thường sẽ thấp hơn thành lập công ty TNHH 2 thành viên hay công ty cổ phần. Nguyên nhân do hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên thường đơn gian hơn.

Chi phí thành lập công ty sẽ bao gồm những gì?

1, Lệ phí đăng ký kinh doanh

Chi phí này là lệ phí nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký kinh doanh. Tùy thuộc vào quy định của từng địa phương, lệ phí có thể dao động từ 100.000 đến 200.000 VNĐ (Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC chi phí này chỉ còn 20.000 đồng/bản)

2, Chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đăng ký thành lập, công ty phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí cho việc công bố này thường là 300.000 VNĐ (Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC chi phí này chỉ còn 100.000 VNĐ).

3, Chi phí khắc dấu

Công ty cần khắc dấu tròn và các dấu chức danh (nếu có). Chi phí khắc dấu thường dao động từ 200.000 đến 500.000 VNĐ tùy thuộc vào loại dấu và nhà cung cấp dịch vụ.

4, Chi phí mở tài khoản ngân hàng

Một số ngân hàng có thể thu phí mở tài khoản, tuy nhiên, nhiều ngân hàng hiện nay không thu phí này hoặc có các chính sách miễn phí mở tài khoản cho doanh nghiệp mới.

5, Chi phí mua chữ ký số

Công ty cần có chữ ký số để nộp thuế điện tử và thực hiện các giao dịch điện tử khác. Chi phí mua chữ ký số thường khoảng từ 1.000.000 đến 2.000.000 VNĐ cho một chữ ký số có thời hạn 1 năm.

>>Tại sao doanh nghiệp sau khi thành lập cần mua chữ ký số?

6, Chi phí in hóa đơn

Công ty cần in hóa đơn để sử dụng trong kinh doanh. Chi phí in hóa đơn có thể dao động từ 500.000 đến 1.500.000 VNĐ tùy thuộc vào số lượng và loại hóa đơn.

7, Chi phí biển hiệu công ty

Chi phí làm biển hiệu công ty cũng là một khoản chi phí cần tính toán khi thành lập công ty TNHH một thành viên. Chi phí này có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, chất liệu, thiết kế, và vị trí lắp đặt. Dao động từ 200.000 đến 2.500.000 VNĐ

>>Biển tên công ty và một số lưu ý khi đặt tên công ty

8, Chi phí thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Nếu bạn thuê một công ty dịch vụ để thành lập doanh nghiệp cho bạn, chi phí này có thể từ 1.000.000 đến 3.000.000 VNĐ tùy vào dịch vụ và công ty cung cấp dịch vụ.

Chia Sẻ Bài Viết

Không có bình luận

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?
Thành lập công ty cổ phần năm 2024
Back To Top